Hiện tượng mối xông hiện nay đã trở nên phổ biến ở rất nhiều nơi trên nhiều địa bàn trên khắp cả nước, mối xông vào đủ các loại công trình, từ công trình cao tầng hạng sang bê tông kiên cố cho đến những công trình mái lá nhà tre.
Nhà cao tầng, trung cư, khách sạn, nhà hàng, trường học, bệnh viện, doanh trại, đình, chùa, đền, các cơ quan đơn vị, nhà máy, xí nghiệp, nhà ở, nhà trọ, khu đô thị, vườn cây, cây lâm nghiệp, cây nông nghiệp, cây cảnh, đê điều, khu mộ....
Với từng loại công trình thì mối xông với mức độ khác nhau và thiệt hại chúng gây ra cũng khác nhau, cụ thể:
Đối với công trình xây gạch hoặc bê tông kiên cố thì mối xông theo nhiều đường để tấn công công trình, chúng có thể đi theo mạch phòng lún, đi theo các đường ống kỹ thuật, đường dây diện ngầm, ống cấp thoát nước, khe tường, chân tường, mạch vữa ... để tìm đến thức ăn của chúng. Mối có thể ăn từ dưới đất lên hoặc từ trên các tầng cao xuống, không trừ bất kỳ một công trình nào dù thấp hay cao.
Đối với công trình là đình, chùa hoặc công trình có sử dụng đến trên 80% là gỗ thì mối lại xông trực tiếp vào các vật dụng là gỗ để tìm thức ăn. Hoặc chúng chui dưới lòng đất lên, hoặc chúng nằm sẵn trong khe gỗ, khi có điều kiện thuận lợi là chúng sinh sản và phá huỷ công trình.
Đối với các loại cây, mối xông chủ yếu là để ăn vỏ cây đã lão hoá, thông thường mối ít gây hại đối với cây vì chúng chỉ ăn vỏ cây hoặc thân cây đã mục ruỗng. Nhưng cũng có một số trường hợp tổ mối làm chết cây hoặc làm cho cây không phát triển được.
Đối với đê điều hoặc các vùng đất màu mỡ thì mối ăn thức ăn là đất giàu chất hữu cơ, đi đến đâu chúng sẽ để lại những lỗ thủng và phân, những lỗ thủng và phân này khi gặp nước hoặc trời mưa sẽ bị nhão nhoét và sẽ bị sụt, lún. Vì vậy có những đoạn đê cứ đến mùa mưa hay bị sụt, lún hoặc vỡ là do bị mối xông. Hoặc có những công trình bị lún tường, lún nhà hoặc chập điện là do loài mối gây nên.
Đối với công trình là nhà kho thì mối xông vào những Panet bằng gỗ (Chân kệ để hàng hoá) hoặc các thùng hàng, kiện hàng có sử dụng gỗ. Hoặc đối với kho tài liệu thì mối xông vào tài liệu sổ sách giấy tờ.
Đối với nhà ở mối lại xông vào nẹp cửa, khuôn cửa, tủ quần áo, tủ bếp, sàn gỗ, cầu thang gỗ ...
Đối với công trình càng kín nắng, kín gió, ít ánh sáng và không có người ở thì nguy cơ bị mối xông càng cao.
Nói tóm lại mối có thể xông vào bất cứ công trình nào, bất cứ vật dụng nào và vào bất cứ thời điểm nào trong năm.
Vậy:
Làm sao để ngăn chặn không bị mối xông?
Nhà bị mối xông phải làm sao?
Diệt mối như thế nào cho hiệu quả?
Tại sao nhà diệt mối rồi vẫn xuất hiện mối?
Tại sao vài năm lại phát hiện mối xông? ....
Những thắc mắc này mời quý vị xem ở phần bên.
Bình luận từ Facebook
Phản hồi