Diệt mối, chống mối, phun muỗi , bán thuốc chống mối, diệt chuột, diệt mối xông, trừ mối. diệt mối tận gốc tại Hà Nội

0
  • Chưa có sản phẩm

Các mầm bệnh ký sinh trên chuột

Số lượng
Thông tin tóm tắt sản phẩm

Nhiều loài chuột còn là vật chủ gây ra nhiều bệnh cho người như sốt chuột cắn, giun xoắn, bệnh than, dịch hạch, nhiễm trùng,… Vì vậy khống chế và diệt trừ chuột để giảm nguy hại về kinh tế do chúng gây ra và để bảo vệ sức khỏe ch

Hỗ trợ mua hàng

  • 0982080836

Các loại côn trùng và mầm bệnh ký sinh trên chuột:

 

chuột đồng


Các loài bọ chét

Các loài bọ chét Xenopsylla cheopis là ký sinh chủ yếu trên các loài chuột (chuột cống, chuột đồng, chuột nhắt…), là véc tơ gây bệnh dịch hạch chính tại Việt Nam. Ngoài ra còn có các véc tơ truyền bệnh khác như: Xenopssylla vexabilis hawaiiensis truyền bệnh dịch hạch ở Tây Thái Bình Dương; (Leptopsylla) segnis truyền bệnh dịch hạch ở Nam Phi; Pulex irritans truyền dịch hạch ở Đông Bắc Trung Quốc, Bắc Triều Tiên. Tất cả các véc tơ trên đều ký sinh chủ yếu trên các loài chuột. Dịch hạch là bệnh nguy hiểm nhất mà chuột gây ra cho người, người mắc bệnh dịch hạch dễ dẫn đến tử vong. Bệnh đã từng làm chết hàng triệu người ở châu Á, châu Âu, châu Phi trước kia và ngày nay vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực phía Nam, miền Trung – Tây Nguyên nước ta bệnh xảy ra trên người và động vật cho đến năm 2003 bệnh không còn xuất hiện ở người.

Ấu trùng mò Leptotrombidium deliense sống ký sinh chủ yếu trên các loài chuột (chuột đồng, chuột nhà, chuột rừng, chuột hươu, chuột bụng trắng, suriphe) gây bệnh sốt mò. Bệnh sốt mò còn được gọi là sốt bụi rậm, sốt ban nhiệt đới, sốt triền sông Nhật Bản (Tsutsugamushi) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn ký sinh Rickettsia Orientalis (Rickettsia Tsutsugamushi) qua véc tơ chính là loài mò Leptotrombidium (L.) deliense gây ra. Bệnh sốt mò lưu hành tại các vùng đồng cỏ, sông ngòi, sân bay, hải cảng, rừng núi.

Loài mò Ascoschoengastia (Lau.) indica sống ký sinh chủ yếu trên các loài chuột nhà, chuột rừng gây bệnh sốt phát ban.

Các loài mạt Ornithonyssus bacoti, Laelaps sedlaceki, Laelaps (E) echidninusvà loài mò Gahrliepia (W) chinensis sống ký sinh chủ yếu trên các loài chuột (chuột nhà, chuột nhắt, chuột hươu lớn, hươu bé) gây bệnh sốt hồi quy.

Sốt Q: mầm bệnh là R.burnetti (Coxiella burnetti). Bệnh phát hiện lần đầu tiên ở vùng Queensland (Úc). Hiện nay bệnh phân bố rộng rãi trên toàn thế giới. Bệnh do ve RhipicephalusDermacentor gây ra, các loài ve này cũng sống ký sinh trên chuột. Bệnh cũng có thể lây qua đường hô hấp hay tiêu hóa.

Là vật chủ của bệnh leptospirose, xoắn khuẩn leptospira được đào thải qua phân và nước tiểu chuột ra ngoài và xâm nhập vào cơ thể con người qua vết xước, màng nhầy, vết loét… Nước và thức ăn bị ô nhiễm phân và nước tiểu của chuột bị bệnh là ổ khuẩn nguy hiểm cho người và gia súc. Bệnh thường hay xảy ra ở vùng nông thôn, nông trường, khu khai hoang, nơi khai thác lâm nghiệp. Ở nước ta bệnh này chưa được nghiên cứu nhiều. Nhưng ở nhiều nước bệnh cũng đóng vai trò quan trọng ở vùng rừng núi, ven hồ, nông thôn. Chuột còn có thể mắc bệnh nấm và lan truyền cho người qua tiếp xúc trực tiếp, qua quần áo, chăn màn, đồ dùng sinh hoạt bị chuột làm nhiễm bẩn.

Ngoài những bệnh thường gặp nêu trên, nhiều loài chuột còn là vật chủ gây ra nhiều bệnh cho người như sốt chuột cắn, giun xoắn, bệnh than, dịch hạch, nhiễm trùng,… Vì vậy khống chế và diệt trừ chuột để giảm nguy hại về kinh tế do chúng gây ra và để bảo vệ sức khỏe cho con người là nhiệm vụ hết sức cần thiết mà mọi người, mọi nhà đã và đang cố gắng thực hiện.

Bình luận từ Facebook

Phản hồi

Hỗ trợ trực tuyến
  • Hotline 0982080836 * 02437915147
Quảng cáo

Quảng cáo
Lượt truy cập
  • Hôm nay 79
  • Tổng lượt truy cập 2,156,222